Tại sao bạn vẫn cứ nghèo?

(24/10/2016)

Thường xuyên tìm cửa hàng hạ giá, không muốn trả nhiều tiền để con cái được giáo dục tốt, thích buộc nhân viên làm việc tận tụy với đồng lương hẻo – đó là những dấu hiệu chính xác cho thấy bạn đang có thói quen thứ hai của những người nghèo. 

Đối với các doanh nhân và những người đang tập làm doanh nhân thì theo tờ Shkolazhizni.ru, dưới đây là những điều tối kỵ

1-Tự thương hại
Ai chưa giàu thì than là chẳng bao giờ phất lên được. Ai là phụ nữ thì than là chẳng được làm đàn ông (đàn ông nhiều cơ hội thăng tiến). Ai béo thì than chẳng được thon thả (người đẹp dễ kiếm việc làm hơn). Có người thì phàn nàn về chiều cao, thành phần dân tộc, màu da, tôn giáo, muộn chồng (vợ). Người bỏ vợ thì luôn mồm kêu buồn vì đã ly hôn, người trẻ thì than thiếu kinh nghiệm, người già thì tiếc là tuổi đã nhiều… Bạn nghĩ sao, nếu một người cứ thương thân trách phận về những chuyện không quá quan trọng và suốt ngày gặm nhấm chúng? Những người xung quanh sẽ phản ứng thế nào? Than thân là cách tốt nhất để vác lên vai cái mỏ neo nặng hàng tấn, nó sẽ cản bước của bạn trên đường đời và khiến bạn khó thoát cảnh nghèo khổ. Trách phận là cách tốt nhất để kiếm một việc làm lương thấp và sống khốn khó.

2-Tham lam
Thường xuyên tìm cửa hàng hạ giá, không muốn trả nhiều tiền để con cái được giáo dục tốt, thích buộc nhân viên làm việc tận tụy với đồng lương hẻo – đó là những dấu hiệu chính xác cho thấy bạn đang có thói quen thứ hai của những người nghèo. Hướng tới việc tiết kiệm triệt để không phải là sự khôn ngoan mà đó là chỉ số cho thấy bạn đang mất cân đối thu chi và tiếp cận cách giải quyết không đúng hướng. Người được “lập trình” giàu có sẵn sàng trả tiền cho một món đồ đúng với giá trị thực của nó, tặng thưởng hậu hĩnh cho người làm công và chờ đợi điều này từ người khác.  

3-Làm những việc ghét cay ghét đắng
Những người chọn việc làm do hoàn cảnh bắt buộc chứ không do đam mê đã được “lập trình” sẵn cho sự thất bại và nghèo khó. Chìa khóa để thoát khỏi thói quen thứ ba của người nghèo là không làm những gì bó buộc mà làm những việc đem lại cho bạn sự thoải mái nhất. Chỉ trong điều kiện như vậy bạn mới đạt được những kết quả tuyệt vời.

4- Lấy tiền làm thước đo sự thành công
Một người nghèo khó thì cho rằng chỉ có tiền mới có thể mang tới niềm vui. Chỉ có tài khoản trong ngân hàng mới đem lại hạnh phúc. Nhưng thực tế chứng minh rằng hạnh phúc không đến bằng con đường này. Con người thành đạt đánh giá hạnh phúc bằng những thứ giá trị hơn đồng tiền, còn cụ thể là gì thì tùy thuộc vào từng người.

5-Bóc ngắn cắn dài
Làm ít ăn nhiều khiến bạn trượt sâu vào cái hố nợ nần.

6-Thiển cận
Muốn có mọi thứ và có ngay lập tức là đặc tính của những người chưa thoát nghèo. Họ không có khả năng hiểu rằng đảm nhận công việc với mức lương trung bình trong một hãng uy tín thì sau mấy năm sẽ thành gặt hái nhiều hơn là chỉ chú ý đến cái nhận được vào tháng sau.

7-Luôn càu nhàu
Cuộc sống nặng nề? Xung quanh đầy rẫy sự kỳ thị, tham nhũng, lố bịch, tội phạm và bạn không có đường thăng tiến? Bất kỳ con người thất bại tiềm ẩn nào cũng đồng tình với bạn. Sự năng động là liều vắc xin để chống lại thói quen đó. Hãy tìm cách độc đáo để chống lại thói xấu của thế giới xung quanh, hãy thoát ra khỏi tình cảnh bất lợi ban đầu với tư thế của người chiến thắng!

8-So đo
Ở tất cả mọi người đều rất phát triển thói quen thứ tám của kẻ thất bại là luôn so kè mình với người khác. Hãy nghĩ xem bạn có cần thói quen này không hay là quyết không để cho thế giới bên ngoài kiểm soát thế giới nội tâm?

9-Đánh đồng sự giàu sang với đồng tiền
Những người giàu thực sự không chỉ phân biệt rạch ròi giữa hạnh phúc và tiền mà còn không nhầm lẫn giữa con số trong tài khoản và khái niệm về giàu sang. Sự giàu có thực sự là cách biết thu hút đồng tiền, tạo ra tiền từ con số không, tổ chức những ngành kinh doanh mới. Con người thực sự thành đạt không phụ thuộc vào kích thước túi vàng của mình.

10-Tách mình khỏi gia đình 
Những kẻ thất bại “hoành tráng” xuất thân từ các đối tượng tự tách khỏi gia đình, lấy cớ là bố mẹ, anh chị em không giúp họ trong những phút khó khăn, không cho mượn tiền, chia sẻ tâm tư… Họ không hiểu rằng gia đình là nguồn hỗ trợ nội tâm tuyệt vời mà khi không còn gì nữa trong đời thì bạn vẫn có thể cậy nhờ. Chỉ có tình yêu của những người thân mới có thể giúp bạn đứng lên trong tình thế tuyệt vọng.


 

Other articles

Hotline:
0902 8 3 2006
Email:
kinhdoanh@wwadp.com.vn